Friday, May 18, 2018

Chẩn đoán vôi hóa sụn khớp

Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp.


Hình ảnh cơ bản của vôi hóa sụn khớp: hiện tượng lắng đọng calci ở sụn khớp và tổ chức xơ – sụn thành một lớp mỏng nhìn thấy trên phim như là được “khảm” vào sụn.

Các vị trí thường thấy theo thứ tự như sau:

Khớp gối (90%): hình cản quang thành một đường song song với lớp xương dưới sụn và nằm ở khoảng giữa, cách xương 3 - 4 cm. Trên phim chụp nghiêng, đường cản quang thấy ở lồi cầu xương đùi tạo hình 2 đường viền. Hình lắng calci có thể thấy ở sụn chêm (hình tam giác), ở túi dưới cơ tứ đầu đùi của bao hoạt dịch khớp gối.

Khớp cổ tay: cản quang ở các khe giữa xương tháp và bán nguyệt, giữa mặt dưới xương trụ và xương bán nguyệt …

Khớp mu: cản quang giữa khớp mu.

Khớp vai: hình chỏm xương cánh tay hai đường viền.



Khớp háng và các khớp khác: đều có thể thấy nhưng ít gặp hơn.

Cột sống: calci lắng tạo nên cản quang cả ở phần vòng xơ và phần nhân nhầy, đoạn lưng - thắt lưng thấy nhiều hơn các đoạn khác.

Xét nghiệm:

Sự xuất hiện tinh thể pyrophosphat Ca ở dịch khớp: đó là những tinh thể hình gậy hai đầu vuông góc, ngắn, có thể lưỡng triết quang, nằm ở trong và ngoài tế bào.

Có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.

Sử dụng thuốc Colchicin uống từ 2 - 3 mg/ngày trong vài ngày (tác dụng không nhanh bằng gút), hoặc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid.

Ngoài cơn cấp:

Thể đa khớp, hư khớp: các thuốc chống viêm không steroid, tiêm Steroid tại chỗ. Thể phá hủy xương: Sử dụng điều trị nội khoa kết hợp điều trị ngoại khoa (ghép khớp nhân tạo). Thể thứ phát: Điều trị nguyên nhân .

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Sunday, May 6, 2018

Triệu chứng đau dây thần kinh ngoại biên

Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh không nằm ở não và tủy sống. Ngày nay căn bệnh này trở nên phổ biến hơn.


Nguyên nhân


Từng bị chấn thương hay chèn ép dây thần kinh

Ví dụ như: tai nạn xe cộ, bị té ngã, bị thương khi chơi thể thao,… lúc này dây thần kinh có nguy cơ đã bị đứt gãy hay hư hỏng.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Ít nhất 50% số bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường phát sinh thêm các bệnh liên quan đến thần kinh.

Phơi nhiễm các chất độc

Khi cơ thể bị các chất độc xâm nhập thì bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên dễ dàng xuất hiện. Chẳng hạn như khi dùng hóa trị để điều trị ung thư, do môi trường sống nhiễm độc hay do độc tố thâm nhập vào cơ thể qua ăn uống.

Thiếu hụt vitamin

Khi cơ thể không cung cấp đủ vitamin B, B1, B6, B12, E và niacin thì dễ mắc bệnh liên quan đến thần kinh, trong đó có viêm dây thần kinh ngoại biên.



Lạm dụng rượu bia và chất kích thích

Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất kích thích dẫn đến không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên vì thế mà phát sinh. Chèn ép đốt sống cổ

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng vi rút hay vi khuẩn là một trong các nhân tố gây bệnh này, ví dụ như nhiễm trùng các loại vi khuẩn vi rút bệnh lyme, lupus, bệnh zona, viêm gan c, HIV,…

Mắc 1 số các bệnh khác

Khi mắc 1 số bệnh như gan, thận cũng dễ khiến dây thần kinh ngoại biên bị thương tổn.

Các khối u xuất hiện

Trên cơ có khối u có thể gây chèn ép lên xung quanh dây thần kinh sẽ khiến bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên xuất hiện.

Rối loạn di truyền

Bao gồm charcot-marie-tooth và đa dây thần kinh amyloid.


Triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên


– Ban đầu thông thường là tê tay, chân, ngứa và sau đó là lây lan ra cánh tay, bắp chân.

– Cơ thể cảm thấy đau khớp cổ tay, chân, đau khớp vai và có thể cảm thấy nóng quanh các vùng dây thần kinh ngoại biên đi qua.

– Các cơ cảm giác như là kim châm hay bị điện giật.

– Cơ vận động yếu và có thể liệt cơ.

– Có phản ứng mạnh với các tác nhân như ánh sáng, nguồn điện,..

– Các cơ quan trên cơ thể không thể phối hợp được một cách bình thường như trước.

– Nếu viêm dây thần kinh ngoại biên nặng, bệnh nhân có thể còn cảm thấy đau bụng và rối loạn đường tiêu hóa.

Đây là các nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Cần phát hiện sớm bệnh mới có khả năng trị khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thursday, May 3, 2018

Đau dọc cột sống lưng

Dây thần kinh tọa chạy dọc tủy sống tới ngón chân. Cơn đau thần kinh tọa làm người bệnh đau mỏi dọc cột sống lưng, đau lan xuống mông, bắp chân, mu bàn chân,… Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh không khám chữa bệnh kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm làm teo cơ, bại liệt.


Nguyên nhân:


Cung cấp không đủ canxi

Người già có chế độ ăn uống không đủ canxi sẽ gây ra đau lưng do cơ thể bắt đầu lão hóa, xương khớp cũng lão hóa theo. Canxi không đủ sẽ không thể bổ sung cho xương chắc khỏe, chỉ một tác nhân nhỏ cũng khiến cột sống lưng đau đớn.



Đau mỏi dọc cột sống lưng còn phổ biến ở những người ngồi nhiều, lười vận động, ít tiếp xúc với nắng sớm mặt trời, ăn uống thiếu canxi và sắt,..

Việc cần làm khi bị thiếu canxi gây đau mỏi dọc cột sống lưng là nên ăn thêm các thực phẩm, nước uống hoặc viên uống bổ sung canxi, tắm nắng mặt trời buổi sáng và tập các động tác nhẹ nhàng để lưng bớt đau.

Đau mỏi lưng còn là triệu chứng bệnh thận

Đau mỏi dọc cột sống lưng còn cảnh báo nguy cơ bạn đang bị bệnh sỏi thận. Sỏi thận làm nước tiểu khi xuống bàng quang bị bít tắc gây đau lưng, đau cơ.

Bệnh này thường chỉ được phát hiện khi người bệnh đến xét nghiệm nước tiểu hoặc chụp X-quang.

Bị mắc các bệnh về cột sống

Bị mắc các bệnh về cột sống là nguyên nhân quan trọng gây ra đau lưng. Bệnh về cột sống thường gặp là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, lao cột sống, gai cột sống,…Những bệnh này có thể chữa khỏi nếu người bệnh đi bệnh viện sớm và làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Có thể tham khảo cách chữa bệnh đau mỏi dọc cột sống lưng từ quả óc chó để chữa bệnh. Đây là bài thuốc đông y chữa bệnh đau lưng rất hiệu nghiệm:


Chuẩn bị 12g nhân quả óc chó, 10g ba kích, 8g nhân của quả ích trí nhân, 8g ô dược. Sắc với 1 lít nước, cạn còn 600ml thì chia ra uống 3 lần trong ngày, liên tục khoảng 1 tháng là khỏi bệnh.

Có chế độ tập luyện thể dục thể thao để giảm đau lưng. Các môn thể dục rất thích hợp với người bệnh đau lưng là bơi lội, yoga, đi bộ,…

Ăn uống bổ sung thực phẩm giàu viatmin C, D,.. bổ sung canxi và sắt cho xương chắc khỏe.



Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cho mau hồi phục. Khi ngủ kê gối vừa phải, nếu được thì nên mua loại gối chuyên dụng cho người bị bệnh đau lưng.

Điều trị đúng hướng dẫn này mà sau 4 tuần thấy bệnh không có dấu hệu thuyên giảm thì nên đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị. Nếu mắc các bệnh xương khớp nghiêm trọng thì cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Saturday, April 28, 2018

Giãn dây chằng bả vai

Biểu hiện của bệnh này là những cơn đau, nhức mỏi vùng bả vai. Có thể lan xuống cánh tay có lúc cả vùng lưng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt những cơn đau nhức càng tăng lên nếu chúng ta vận động


Trước hết chúng ta cần hiểu dây chẳng là gì ? Đó là một giải mô dai nối hai xương của một khóp ở phía khớp bị căng ra hơn cả. Tuy vậy tính dẻo dai này là vô hạn nếu chúng ta làm cho khớp quá căng thì có thể dẫn tới tình trạng dây chằng bị giãn.

Đó là điều tất yếu xảy ra khi chúng ta làm việc quá sức, sai tư thế hoặc có thể do vấn đề tuổi tác. Dây chằng là một bộ phận rất dễ bị tổn thương đôi khi chỉ bởi hành động vươn vai quá sức hoặc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng bả vai?


Sự vận động và tư thế sau: xách vác những vật nặng trong thời gian dài, vận động quá sức vùng khớp vai. Lười vận động hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân hình thành bệnh.
Những tác động từ bên ngoài cũng có thể là bị giãn

Cơ thể bị lão hóa làm dây chằng bị giãn sau một thời gian dài co giãn điều độ. Đó là giai đoạn lão hóa chung của các bộ phận trong cơ thể.

Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến trường hợp cọ xát xương khớp gây viêm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận động lâu


Giãn dây chằng bả vai chữa như thế nào ?


Khi có hiện tượng giãn dây chằng bả vai chúng ta cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường khi đau vùng bả vai bác sĩ sẽ cho tiến hành phương pháp chụp Xquang. Nếu không có thương tổn về xương khớp sẽ kết luận là bị giãn dây chằng. Để giảm đau và điều trị hiệu quả chúng ta có thể áp dụng các cách điều trị sau. Giãn dây chằng

Chườm nóng/lạnh

Nếu chúng ta dùng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm co mạch tại chỗ. Từ đó giảm triệu chứng đau ở vùng bả vai. Thực hiện phương pháp này trong vòng 30 phút bạn sẽ thấy các cơ của vùng bả vai giãn ra. Nhờ vậy mà hiện tượng đau ở bả vai có thể giảm xuống.

Xoa bóp vật lý trị liệu

Theo nhiều người hướng dẫn thì xoa bóp có thể làm giảm tình trạng co cứng các cơ xung quanh khớp. Làm các cơ vận động linh hoạt hơn. Đồng thời kích thích lưu thông máu giảm được các cơn đau nhức. Cách làm này không những giảm được những cơn đau nhức mà có thể làm giảm khả năng tái phát



Tập luyện đơn giản

Những bài tập nhẹ nhàng giúp cho xương cốt được linh hoạt hơn. Đồng thời tốt cho sức khỏe, tinh thần và thể lực. Từ đó cải thiện được giãn dây chằng ở bả vai.

Chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý

Nhờ có chế độ ăn uống hợp lý mà chúng ta có thể có sức đề kháng tốt hơn. Tránh được tình trạng mệt mỏi do các cơn đau hành hạ. Đồng thời nghỉ ngơi giúp giảm những cơn đau nhức ở vùng vai hiệu quả. Bạn nên nằm thư giãn và thả lỏng sẽ giúp giảm những cơn đau hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Wednesday, April 25, 2018

Gãy xương đòn vai chữa thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, tai nạn gãy xương đòn vai đều xảy ra ở phần giữa của xương, ít khi bị gãy ở đầu trong hoặc đầu ngoài. Khi bị gãy xương đòn vai, người bệnh có thể tự nhận biết bằng các triệu chứng đau nhức, biến dạng xương và gặp nhiều khó khăn trong vận động.


Đau đớn: Xảy ra ngay sau khi xương đòn bị gãy, người bệnh có cảm giác đau rất nhiều ở vai, đau lan ra đằng sau gáy và cả cánh tay của bên vai bị chấn thương.

Sưng tím ngay tại vị trí bị gãy xương đòn vai. Khi dùng tay ấn vào đây sẽ thấy đau nhói vô cùng rõ rệt.

Biến dạng xương đòn do bị gãy. Trong một số trường hợp còn có thể nhìn thấy xương đòn trồi lên khỏi vai bằng mắt thường.

Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, không thể giơ tay lên cao được vì rất đau, có thể xuất hiện tiếng kêu lạo xạo trong khớp vai khi cố gắng cử động khớp vai.

Xương đòn vai sau khi gãy nếu không được khắc phục sẽ bị di lệch đi so vớ vị trí ban đầu, mà trong y học vẫn gọi hiện tượng này là can lệch. Nó tạo ra một u cục có thể tồn tại vĩnh viễn trên vai, gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của người bệnh.

Di chứng do gãy xương đòn vai để lại cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động bình thường của người bệnh. Khi thời tiết thời tiết thay đổi, vết thương cũ cũng có thể tái phát gây đau đớn.

Để khắc phục chấn thương gãy xương đòn vai, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định vị trí và mức độ tổn thương. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.


Phương pháp điều trị này bao gồm dùng thuốc kết hợp với các biện pháp hỗ trợ bên ngoài.


– Dùng thuốc: Phần lớn là thuốc giảm đau và kháng viêm.



– Đeo đai số 8 để bất động ổ gãy xương đòn, cố định xương ở nguyên một vị trí, giúp xương nhanh lành hơn.

– Vật lý trị liệu sử dụng sau khi xương bắt đầu lành. Việc làm này giúp khôi phục dần các chức năng và khả năng vận động của khớp vai. Việc áp dụng các bài tập sẽ được thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Biện pháp này được áp dụng khi người bệnh bị chấn thương nặng, xương đòn vai sau khi gãy bị di lệch nhiều không thể khắc phục bằng cách đeo nẹp. Bằng các thủ thuật phẫu thuật, bác sĩ sẽ nắn chỉnh xương về vị trí ban đầu, sau đó cố định lại đến khi xương lành hẳn.

Trong điều trị bằng phẫu thuật, người bệnh có thể được áp dụng 2 biện pháp là phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít và phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh.

Sau điều trị, người bệnh gãy xương đòn vai sẽ phải mất vài tháng đợi xương lành. Trong thời gian này sẽ phải thực hiện chế độ ăn kiêng, nhất là đối với các thực phẩm có hại như rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Theo định kỳ, cần thực hiện đi tái khám để chắc chắn không xảy ra biến chứng đáng tiếc nào.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. 

Sunday, April 22, 2018

Tê 10 đầu ngón tay là mắc phải những bệnh gì?

Nhiều bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay, đây là một hiện tượng hết sức bình thường và thường sau khi sinh con song hiện tượng này cũng hết. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải dấu hiệu tê 10 đầu ngón tay một cách thường xuyên và liên tục thì rất có thể bạn đã mắc phải một trong các bệnh lý sau


Hội chứng ống cổ tay là hội chứng xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép ở khu vực cổ tay. Dây thần kinh này nằm tại khu vực cổ tay của mỗi người đảm nhận chức năng cảm giác ngoài da của các ngón trỏ, ngón giữa và cả gan bàn tay. Dây thần kinh giữa giúp đảm bảo chức năng co duỗi của các ngón tay. Khi cổ tay của một người hoạt động liên tục khiến cho dây thần kinh giữa bị kẹt, gây nên triệu trứng tê tay, liệt tay…

Thông thường, khi một người bị hội chứng cổ tay sẽ bị tê ngón trỏ, ngón giữa hoặc tê cả 10 đầu ngón tay. Những người thường xuyên sử dụng cổ tay như dân văn phòng gõ máy tính thường xuyên, các bà nội trợ… thường mắc phải hội chứng này và dễ bị tê 10 đầu ngón tay.



Tình trạng tê 10 đầu ngón tay thường gặp chủ yếu ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do giới trẻ hiện nay có xu hướng lười vận động, ngồi làm việc sai tư thế, sử dụng điện thoại di động quá nhiều…. Khi ngồi sai tư thế hay cúi đầu trong một thời gian quá lâu khiến cho một số căn bệnh tại đốt sống cổ có dịp phát tác như thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ…. Từ đó khiến cho dây thần kinh ngoại biên khu vực này bị chèn ép, người bệnh cảm thấy tê các đầu ngón tay tê bàn tay hay bị đau cổ vai gáy là những triệu chứng hết sức bình thường.

Bị tê 10 đầu ngón tay do bệnh lý tại khu vực đốt sống cổ là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là đối tượng trẻ khi tần suất sử dụng các thiết bị điện tử cũng như tính chất công việc hiện nay khiến mỗi người trở nên ì hơn và lười vận động hơn. Viêm bao hoạt dịch

Viêm dây thần kinh ngoại biên do chế dộ dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất mất cân bằng hoàn toàn có thể gây ra tình trạng tê bì 10 đầu ngón tay. Không chỉ vậy, hiện tượng này còn có thể kéo theo những tình trạng xấu khác như gây mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng vận động cơ thể… Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn tới viêm dây thần kinh ngoại biên và cũng khiến cho người bệnh bị tê 10 đầu ngón tay.

Thông thường, tình trạng thiếu máu não dẫn đến bị tê 10 đầu ngón tay đa số gặp phải ở người lớn tuổi. Bệnh đến một cách rất đột ngột khiến cho người bệnh không kịp có một biện pháp phòng tránh nào, bệnh cũng kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt… Khi gặp tình huống này, nhanh chóng đi khám tại các bệnh viện uy tín là việc người bệnh nên làm đầu tiên.

Có nhiều bà bầu cũng bị tê 10 đầu ngón tay, đây là hiện tượng khi mang bầu các mạch máu bị chèn ép khiến cho 10 đầu ngón tay thỉnh thoảng bị tê. Vậy nên, tê 10 đầu ngón tay ở bà bầu không đáng lo ngại.



Bệnh tê 10 đầu ngón tay tuy chỉ là một dấu hiệu khá đơn giản nhưng ẩn đằng sau nó là những bệnh lý khá nguy hiểm. Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có các dấu hiệu tê tay, để nhanh chóng có biện pháp khắc phục.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Saturday, April 21, 2018

Sái khớp háng là thế nào?

Sái khớp háng là một dạng chấn thương háng. Tình trạng này xảy ra khi cơ bên trong đùi và vùng háng bị một lực tác dụng mạnh hoặc đột ngột dẫn đến các cơ này bị căng quá mức hoặc thậm chí bị rách. Sái khớp háng sẽ gây đau và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và di chuyển của bạn.


Những dấu hiệu và triệu chứng của sái khớp háng là gì?


Các triệu chứng cho thấy bạn bị sái khớp háng bao gồm:

Đau ở vùng trong của đùi hoặc vùng xung quanh háng;

Đau khi bạn khép chân hoặc duỗi chân ra;

Đau khi đi bộ;

Đùi và vùng xung quanh háng có thể bị cứng hoặc bầm tím.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?


Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn cảm thấy sưng tấy và đau ở vùng đùi trong hoặc vùng gần háng hoặc bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.


Nguyên nhân nào gây ra sái khớp háng?


Nguyên nhân làm sái khớp háng là cơ đùi trong bị căng quá mức dẫn đến rách cơ. Chạy, nhảy, thay đổi hướng chạy quá gấp, bắt đầu hoặc dừng tập luyện đột ngột cũng có thể gây căng cơ. Ngoài ra, các trường hợp như sử dụng cơ quá nhiều, cơ bị đập vào bởi vật gì đó và hoạt động quá mức cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bị sái khớp háng.

Những ai thường mắc phải sái khớp háng?


Bất cứ ai cũng có thể bị sái khớp háng nhưng bệnh thường phổ biến ở những người chơi các môn thể thao cần phải chạy nhiều hoặc nhảy nhiều như điền kinh, bóng đá, bóng rổ… Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sái khớp háng?


Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc sái khớp háng có thể là:

Bạn từng bị chấn thương các vùng gần đó;

Chạy nhảy, vận động quá nhiều;

Dừng tập luyện đột ngột.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thursday, April 19, 2018

Bệnh xương khớp do công việc giải thích thế nào?

Theo nghiên cứu, tài xế xe khách, xe tải, xe bus hoặc lái taxi là những người có tỉ lệ mắc bệnh cột sống rất cao. Không chỉ tài xế lái xe khách, xe tải đường dài mà cả những người sử dụng xe máy làm phương tiện kiếm sống như bác xe ôm, người giao hàng; những người có thú vui đi phượt bằng xe máy, thậm chí thường xuyên chạy xe máy đi làm với quãng đường từ nhà đến công ty khá xa (chưa kể kẹt xe) cũng thường có biểu hiện đau lưng, mỏi cổ, tê mỏi vai gáy, tê tay… Đây đều là những triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị địa đệm. 


Nguyên nhân ít ai ngờ nhưng lại đang phá hủy cột sống của bạn:


Thường xuyên ngồi lâu một tư thế, ít cử động cổ, ngồi sai tư thế là những nguyên nhân ít ai ngờ nhưng lại đang âm thầm phá hủy cột sống của các bác tài. Điều đáng lo ngại, các nguyên nhân này đều có liên quan đến công việc vận chuyển họ đang làm vì thế nguy cơ mắc bệnh xương khớp là khó tránh khỏi.

- Ngồi lâu ở một tư thế: Khi bạn ngồi lái xe ở một tư thế trong nhiều giờ liền sẽ gây áp lực lớn cho lưng. Hơn nữa, trong quá trình di chuyển có thể chịu sự dằn xốc của các tuyến đường giao thông có nhiều ổ gà, ổ voi khiến cột sống phải gánh thêm một lực tác động lớn. Cả hai yếu tố tác động cộng hưởng khiến sụn và xương dưới sụn ở cột sống lưng nhanh chóng bị mòn gây bệnh thoái hóa cột sống lưng hoặc các đốt sống lưng chèn ép mạnh lên các đĩa đệm gây thoát vị đĩa đệm.

- Hạn chế cử động cổ: Trong quá trình lái xe, đôi tay gần như là bộ phận duy nhất hoạt động, ngược lại phần cổ rất hạn chế cử động, nên lưu lượng máu đến nuôi dưỡng vùng cột sống cổ cũng sẽ ít đi. Điều này lâu ngày làm cho sụn và xương dưới sụn vị trí này nhanh chóng bị thoái hóa gây đau nhức, khó chịu vùng cổ, gáy, lan sang cả hai bả vai, có thể kèm tê vai hoạc truyền xuống một hoặc hai cánh tay gây nhức mỏi, tê tay.

- Ngồi sai tư thế hàng giờ đồng hồ: Tư thế lái xe đúng giữ vai trò quan trọng giúp bạn hạn chế bị đau lưng, mỏi cổ, giảm nguy cơ mắc bệnh về cột sống. Tuy nhiên, không ít người ngồi sai tư thế, lưng và cổ không được giữ thẳng khiến cho hai bộ phận này thương xuyên bị nhức mỏi. Điều trị thoái hóa cột sống PCC Tphcm


Biện pháp phòng và cải thiện đau nhức xương khớp cho người thường lái xe, ngồi xe:


- Giữ thẳng lưng khi lái xe. Với những người lái xe hơi, xe tải, xe bus nên kê thêm một chiếc gối mỏng ở vùng thắt lưng, điều chỉnh gối lái thích hợp để tư thế ngồi thoải mái nhất, tay, vai không bị căng.

- Không nên ngồi lái xe liên tục trên 2 giờ đồng hồ. Khi lái ô tô đường dài, việc dừng lại là rất ít. Tuy nhiên, các bác tài nên cố gắng sau 2 tiếng giải lao khoảng 10-15 phút.

- Nên thay đổi tư thế kết hợp vận động nhẹ tại chỗ. Bạn cần tận dụng tối đa những khoảng thời gian xe dừng nghỉ để làm một số động tác thư giãn và tăng cường lưu thông máu vùng cổ, vai gáy như cúi đầu căng hết mức sao cho cằm chạm ngực, ngửa cổ ra sau, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Các động tác nên thực hiện từ từ, nhẹ nhàng, tuyệt đối không được vặn quá mạnh hoặc đột ngột gây sang chấn khiến cơn đau tăng nặng.

- Ăn uống đủ chất. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng (chất đường bột, đạm, protein và vitamin, khoáng chất) giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho hệ cơ-xương-khớp.

- Bổ sung dưỡng chất cho sụn và xương dưới sụn

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Tuesday, April 17, 2018

Các bài tập giúp giảm cong vẹo cột sống

Hiện nay, thực trạng trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, gây dị dạng thân hình, rối loạn tư thế


Điều trị cong vẹo cột sống là một quá trình phức tạp cần có sự kết hợp giữa việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và việc luyện tập hằng ngày để nắn chỉnh tư thế đúng. Các bài tập chữa vẹo cột sống đơn giản sau đây sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bệnh vẹo cột sống. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập bất kì bài tập thể dục hay môn thể thao nào.

Bài tập với tư thế ngồi giúp tăng tầm vận động của cột sống lưng


Tư thế chuẩn bị: ngồi xuống, 2 chân duỗi thẳng và áp sát, đồng thời đưa 2 tay ra phía trước, song song với chân.

Tiến hành: Bắt đầu đưa 2 tay ra trước, chạm các ngón chân, lưng gập. Giữ trong khoảng 10 giây. Thực hiện 10 lần.

Bài tập chữa vẹo cột sống với tư thế ngồi


Mục tiêu của bài tập này sẽ giúp kéo dãn các cơ bên lõm của đường cong, cải thiện độ mềm dẻo của cột sống

Tư thế chuẩn bị: Ngồi trên ghế

Thực hiện lại mỗi động tác 10 lần

Động tác 1: Xoay người với lấy đồ vật ở phía đối diện với phía lõm của đường cong cột sống. Thực hiện lại 10 lần.



Động tác 2: Ngồi trên ghế, giơ cao tay ở bên phần vai thấp, tay kia bám vào mép ghế. Giữ tư thế này trong vài giây.

Bài tập tăng cường độ mềm dẻo cột sống với tư thế quỳ bốn điểm


Tư thế ban đầu: quỳ bốn điểm

Thực hiện: Đưa một tay bên lõm của đường cong cột sống lên phía trước. Đồng thời, đưa chân phía đối diện tay lên theo cùng lúc. Không dịch chuyển vị trí thân mình. Giữ tư thế này trong vài giây. Thực hiện 10 lần.

Bài tập tăng cường nhóm cơ lưng


Tư thế ban đầu: Ngồi theo kiểu thiền Ấn Độ

Thực hiện: giữ một trái bóng trên đầu, nâng thẳng lên. Lưu ý: bạn nên chắc chắn khuỷ tay bạn chạm vào tường. Làm vài lần.

Bài tập tư thế đứng luyện cho khung chậu và cột sống


Bước 1: Đứng thẳng để cho đầu, vai và lưng dựa vào tường, gót chân cách tường 3 inch

Bước 2: thư giãn đầu gối và cong vùng xương chậu

Bước 3: Di chuyển qua lại nhưng vẫn giữ độ cong. Cố gắng tập luyện để tạo thành thói quen mà không cần sử dụng tường.

Bài tập thở sâu giúp tăng cường độ giãn nở của lồng ngực


Tư thế ban đầu: đặt gối dựa sau lưng, ngả lưng ra gối với tư thế nửa nằm nửa ngồi. Hai tay đặt dưới cơ hoành.

Thực hiện: Bắt đầu hít sâu vào và thở ra từ từ. Làm 10 lần.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Đau đốt cột sống lưng

Khi bị đau đốt cột sống lưng mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên về cơ bản bệnh gồm một số biểu hiện,triệu chứng sau: Đau lưng xuất hiện một cách đột ngột sau một số chấn thương, cũng có thể là sau vận động hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh.


Các bệnh lý về xương khớp: Một số bệnh lý như thoái hóa cột sống thắt lưng hay các bệnh viêm khớp có khả năng gây ra các cơn đau nhức, tê mỏi vùng thắt lưng cột sống. Đau lưng cột sống cũng có thể do thoái hóa đĩa đệm gây nên hoặc gai cột sống, các phần đệm lót giữa các đốt sống bị mất đi khiến cho đầu đốt sống chịu sức ép và bị đè nén. Đau đốt sống lưng trên vì những lí do trên mà khiến cho người bệnh trở nên vô cùng đau đớn.

Thoát vị đĩa đệm: Các nguyên nhân như tuổi tác lớn, các hoạt động quá sức cũng có thể khiến cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, các đĩa đệm mòn dần và hậu quả tất yếu là bị đau đốt sống lưng. Đau thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến khiến rất nhiều người bệnh mắc phải căn bệnh đau đốt sống lưng. Vậy nên, khi có những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm hãy nhanh chóng có phương pháp chữa trị bệnh phù hợp. Chỉ vậy, bệnh mới không thể tiến triển và phát triển thành đau lưng cột sống.

Bệnh loãng xương: là hiện tượng xương bị giòn và xốp, khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn do hàm lượng calcium bị giảm đáng kể. Những người mắc bệnh loãng xương phải hết sức chú ý trong quá trình sinh hoạt cũng như các hoạt động hàng ngày. Các chấn thương như nứt, vỡ xương có thể trực tiếp gây nên bệnh đau đốt sống lưng hoặc đau thắt lưng.

Viêm hoặc lao cột sống: Hai chứng bệnh này có biểu hiện điển hình là đau vùng thắt lưng cột sống. Các cơn đau có thể âm ỉ, dai dẳng, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó khăn khi vận động. Viêm hoặc lao cột sống không được điều trị dẫn tới đau đốt sống lưng trên, khiến người bệnh đau nhức vô cùng.



Do bong gân: Khi bị bong gân hoặc co thắt, những cơn đau lưng cột sống ập đến một cách bất ngờ khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng hơn, các cơn đau từ từ đến rồi dần dần có hiện tượng co cứng. Điều trị thoái hóa khớp PCC Tphcm

Những cơn đau đầu tiên của bệnh đau lưng cột sống thường bắt đầu ở phần cột sống thắt lưng, rồi đau nhiều hơn khiến người bệnh không cúi được, đứng lên ngồi xuống gặp nhiều khó khăn.

Càng vận động thì đau đốt sống lưng càng nặng, đôi khi ho cũng cảm thấy đau, thay đổi thời thiết từ nóng sang lạnh, lạnh sang nóng cũng khiến người bệnh đau. Đau đốt sống lưng trên cũng có thể gặp các hiện tượng cơ cứng cơ cạnh cột sống.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Sunday, April 15, 2018

Đau khuỷu tay có triệu chứng gì?

Đau khuỷu tay thường gặp với những người vận động lặp lại một thao tác hay người hoạt động thể thao, cũng có thể là do chấn thương. Cũng tìm hiểu về triệu chứng đau khuỷu tay và cách điều trị đau khuỷu tay hiệu quả qua những thông tin trong bài viết sau.


Triệu chứng đau khuỷu tay:


Chứng đau khuỷu tay gây cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Khi mắc phải chứng đau khuỷu tay, người bệnh sẽ gặp những biểu hiện như:

– Các hoạt động hàng ngày như đánh máy, chơi thể thao hoặc bê vác gặp trục trặc, có cảm giác đau mỏi. Các cơn đau cũng tăng lên khi duỗi cổ tay, xoay cẳng tay, gập duỗi ngón hoặc nâng vật nặng.

– Các cơn đau có thể lan xuống cánh tay, bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay.

– Khả năng duỗi cổ tay, cầm nắm giảm trầm trọng.

– Khi bị đau khuỷu tay, người bệnh thường không có triệu chứng sưng, nóng, đỏ ở khớp khuỷu.

Chứng đau khuỷu tay gây cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.


Nguyên nhân gây đau khuỷu tay:


Đau khuỷu tay có nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân cũng có những dấu hiệu riêng biệt. Đau nhức khuỷu tay có thể xuất phát từ các tác nhân sau:

– Do chèn ép thần kinh trong: Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay,… Viêm khớp có thể do nhiễm khuẩn hay viêm không do nhiễm khuẩn; bệnh khớp chuyển hóa (gút hay vôi hóa sụn khớp nhưng hiếm gặp ở khuỷu). Thoái hóa khớp khuỷu tay thường là thứ phát sau chấn thương hay sau các vi sang chấn lặp lại (do kết quả của hoạt động nghề nghiệp hay luyện tập thể thao. Dị vật khớp thường xảy ra và có thể là dấu hiệu phát hiện bệnh.

– Do viêm gân:

+ Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng tennis elbow): Các gân cơ bám lồi cầu ngoài bị tổn thương, chủ yếu do các hoạt động như: lau chùi cửa, chơi tennis, cầm vặn ốc, nghề thợ mộc, họa sĩ,…

+ Viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf): Các gân bên trong khuỷu tay bị căng quá mức do chơi golf, đóng đinh,…

– Do viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu.

– Do chấn thương khớp khuỷu: gây bong gân, giãn cơ đột ngột, gãy xương, trật khớp,…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể làm bạn yên tâm hơn cũng như có kiến thức khám chữa bệnh tốt nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.