Friday, May 18, 2018

Chẩn đoán vôi hóa sụn khớp

Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp.


Hình ảnh cơ bản của vôi hóa sụn khớp: hiện tượng lắng đọng calci ở sụn khớp và tổ chức xơ – sụn thành một lớp mỏng nhìn thấy trên phim như là được “khảm” vào sụn.

Các vị trí thường thấy theo thứ tự như sau:

Khớp gối (90%): hình cản quang thành một đường song song với lớp xương dưới sụn và nằm ở khoảng giữa, cách xương 3 - 4 cm. Trên phim chụp nghiêng, đường cản quang thấy ở lồi cầu xương đùi tạo hình 2 đường viền. Hình lắng calci có thể thấy ở sụn chêm (hình tam giác), ở túi dưới cơ tứ đầu đùi của bao hoạt dịch khớp gối.

Khớp cổ tay: cản quang ở các khe giữa xương tháp và bán nguyệt, giữa mặt dưới xương trụ và xương bán nguyệt …

Khớp mu: cản quang giữa khớp mu.

Khớp vai: hình chỏm xương cánh tay hai đường viền.



Khớp háng và các khớp khác: đều có thể thấy nhưng ít gặp hơn.

Cột sống: calci lắng tạo nên cản quang cả ở phần vòng xơ và phần nhân nhầy, đoạn lưng - thắt lưng thấy nhiều hơn các đoạn khác.

Xét nghiệm:

Sự xuất hiện tinh thể pyrophosphat Ca ở dịch khớp: đó là những tinh thể hình gậy hai đầu vuông góc, ngắn, có thể lưỡng triết quang, nằm ở trong và ngoài tế bào.

Có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.

Sử dụng thuốc Colchicin uống từ 2 - 3 mg/ngày trong vài ngày (tác dụng không nhanh bằng gút), hoặc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid.

Ngoài cơn cấp:

Thể đa khớp, hư khớp: các thuốc chống viêm không steroid, tiêm Steroid tại chỗ. Thể phá hủy xương: Sử dụng điều trị nội khoa kết hợp điều trị ngoại khoa (ghép khớp nhân tạo). Thể thứ phát: Điều trị nguyên nhân .

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Sunday, May 6, 2018

Triệu chứng đau dây thần kinh ngoại biên

Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh không nằm ở não và tủy sống. Ngày nay căn bệnh này trở nên phổ biến hơn.


Nguyên nhân


Từng bị chấn thương hay chèn ép dây thần kinh

Ví dụ như: tai nạn xe cộ, bị té ngã, bị thương khi chơi thể thao,… lúc này dây thần kinh có nguy cơ đã bị đứt gãy hay hư hỏng.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Ít nhất 50% số bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường phát sinh thêm các bệnh liên quan đến thần kinh.

Phơi nhiễm các chất độc

Khi cơ thể bị các chất độc xâm nhập thì bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên dễ dàng xuất hiện. Chẳng hạn như khi dùng hóa trị để điều trị ung thư, do môi trường sống nhiễm độc hay do độc tố thâm nhập vào cơ thể qua ăn uống.

Thiếu hụt vitamin

Khi cơ thể không cung cấp đủ vitamin B, B1, B6, B12, E và niacin thì dễ mắc bệnh liên quan đến thần kinh, trong đó có viêm dây thần kinh ngoại biên.



Lạm dụng rượu bia và chất kích thích

Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất kích thích dẫn đến không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên vì thế mà phát sinh. Chèn ép đốt sống cổ

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng vi rút hay vi khuẩn là một trong các nhân tố gây bệnh này, ví dụ như nhiễm trùng các loại vi khuẩn vi rút bệnh lyme, lupus, bệnh zona, viêm gan c, HIV,…

Mắc 1 số các bệnh khác

Khi mắc 1 số bệnh như gan, thận cũng dễ khiến dây thần kinh ngoại biên bị thương tổn.

Các khối u xuất hiện

Trên cơ có khối u có thể gây chèn ép lên xung quanh dây thần kinh sẽ khiến bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên xuất hiện.

Rối loạn di truyền

Bao gồm charcot-marie-tooth và đa dây thần kinh amyloid.


Triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên


– Ban đầu thông thường là tê tay, chân, ngứa và sau đó là lây lan ra cánh tay, bắp chân.

– Cơ thể cảm thấy đau khớp cổ tay, chân, đau khớp vai và có thể cảm thấy nóng quanh các vùng dây thần kinh ngoại biên đi qua.

– Các cơ cảm giác như là kim châm hay bị điện giật.

– Cơ vận động yếu và có thể liệt cơ.

– Có phản ứng mạnh với các tác nhân như ánh sáng, nguồn điện,..

– Các cơ quan trên cơ thể không thể phối hợp được một cách bình thường như trước.

– Nếu viêm dây thần kinh ngoại biên nặng, bệnh nhân có thể còn cảm thấy đau bụng và rối loạn đường tiêu hóa.

Đây là các nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Cần phát hiện sớm bệnh mới có khả năng trị khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thursday, May 3, 2018

Đau dọc cột sống lưng

Dây thần kinh tọa chạy dọc tủy sống tới ngón chân. Cơn đau thần kinh tọa làm người bệnh đau mỏi dọc cột sống lưng, đau lan xuống mông, bắp chân, mu bàn chân,… Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh không khám chữa bệnh kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm làm teo cơ, bại liệt.


Nguyên nhân:


Cung cấp không đủ canxi

Người già có chế độ ăn uống không đủ canxi sẽ gây ra đau lưng do cơ thể bắt đầu lão hóa, xương khớp cũng lão hóa theo. Canxi không đủ sẽ không thể bổ sung cho xương chắc khỏe, chỉ một tác nhân nhỏ cũng khiến cột sống lưng đau đớn.



Đau mỏi dọc cột sống lưng còn phổ biến ở những người ngồi nhiều, lười vận động, ít tiếp xúc với nắng sớm mặt trời, ăn uống thiếu canxi và sắt,..

Việc cần làm khi bị thiếu canxi gây đau mỏi dọc cột sống lưng là nên ăn thêm các thực phẩm, nước uống hoặc viên uống bổ sung canxi, tắm nắng mặt trời buổi sáng và tập các động tác nhẹ nhàng để lưng bớt đau.

Đau mỏi lưng còn là triệu chứng bệnh thận

Đau mỏi dọc cột sống lưng còn cảnh báo nguy cơ bạn đang bị bệnh sỏi thận. Sỏi thận làm nước tiểu khi xuống bàng quang bị bít tắc gây đau lưng, đau cơ.

Bệnh này thường chỉ được phát hiện khi người bệnh đến xét nghiệm nước tiểu hoặc chụp X-quang.

Bị mắc các bệnh về cột sống

Bị mắc các bệnh về cột sống là nguyên nhân quan trọng gây ra đau lưng. Bệnh về cột sống thường gặp là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, lao cột sống, gai cột sống,…Những bệnh này có thể chữa khỏi nếu người bệnh đi bệnh viện sớm và làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Có thể tham khảo cách chữa bệnh đau mỏi dọc cột sống lưng từ quả óc chó để chữa bệnh. Đây là bài thuốc đông y chữa bệnh đau lưng rất hiệu nghiệm:


Chuẩn bị 12g nhân quả óc chó, 10g ba kích, 8g nhân của quả ích trí nhân, 8g ô dược. Sắc với 1 lít nước, cạn còn 600ml thì chia ra uống 3 lần trong ngày, liên tục khoảng 1 tháng là khỏi bệnh.

Có chế độ tập luyện thể dục thể thao để giảm đau lưng. Các môn thể dục rất thích hợp với người bệnh đau lưng là bơi lội, yoga, đi bộ,…

Ăn uống bổ sung thực phẩm giàu viatmin C, D,.. bổ sung canxi và sắt cho xương chắc khỏe.



Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cho mau hồi phục. Khi ngủ kê gối vừa phải, nếu được thì nên mua loại gối chuyên dụng cho người bị bệnh đau lưng.

Điều trị đúng hướng dẫn này mà sau 4 tuần thấy bệnh không có dấu hệu thuyên giảm thì nên đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị. Nếu mắc các bệnh xương khớp nghiêm trọng thì cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.